Đậu hũ non đã trở thành một thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn Việt những năm gần đây. Tuy nhiên vấn đề đậu hũ non có tốt cho sức khỏe hay không gây tranh cãi rất nhiều. Vì vậy, bài viết này sẽ cho mọi người cái nhìn rõ ràng về công dụng; cũng như cả những mặt hạn chế của thực phẩm này.
Đậu hũ là thực phẩm được làm từ sữa đậu nành cô đặc và được ép thành những khối rắn màu trắng. Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc, có cách làm tương tự như món pho mát. Theo một số thông tin cho biết một đầu bếp người Trung Quốc đã từng phát hiện ra món đậu hũ này cách đây hơn 2000 năm.
Người đầu bếp này vô tình pha trộn một mẻ sữa đậu nành tươi với muối nigari. Muối nigari chính là phần còn lại khi người ta chiết xuất muối từ nước biển. Nigari có khả năng làm đông nên giúp đậu hũ đông đặc và giữ được hình dạng.
Đậu hũ có hàm lượng protein cao, và chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể. Nó cũng chứa chất béo, carb và nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Một khẩu phần 100 gram đậu hũ chứa:
Cùng với với tổng lượng calo chỉ ở mức 70; đậu hũ là thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Hàm lượng vi lượng trong đậu hũ có thể khác nhau, tùy thuộc vào chất làm đông được sử dụng để chế biến. Nigari tăng thêm magiê, trong khi canxi kết tủa làm tăng hàm lượng canxi.
Đậu hũ non còn chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng
Đồng thời, bên cạnh có chất dinh dưỡng, đậu hũ non cũng có chứa một số chất kháng dinh dưỡng, như:
Tuy nhiên, ngâm hoặc nấu đậu nành có thể khử hoạt tính hoặc loại bỏ một số các chất kháng dinh dưỡng này.
Đậu nành nảy mầm trước khi làm đậu hũ làm giảm phytate đến 56% và chất ức chế trypsin lên đến 81%, trong khi cũng tăng hàm lượng protein lên đến 13%.
Quá trình lên men cũng có thể làm giảm các chất kháng dinh dưỡng. Vì lý do này, hãy đảm bảo thêm thực phẩm probiotic đã lên men vào chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như miso, tempeh, tamari hoặc natto.
Ngăn ngừa bệnh tim
Được chế biến từ đậu nành, chất isoflavone trong đậu hũ non có khả năng làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể. Nhờ vậy mà tăng cường sức khỏe tim mạch giúp ngăn ngừa bệnh tim tốt hơn.
Ung thư
Tương tự như mầm đậu nành, đậu hũ non cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Trong đậu hũ non có chứa lượng selen dồi dào và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể; giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động tốt hơn. Nó có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư đường ruột, ung thư tuyến tiền liệt nhưng ăn đúng cách và đúng liều lượng mới đạt hiệu quả; nếu không sẽ gây tác dụng phụ.
Bệnh tiểu đường
Đậu hũ non còn có khả năng làm giảm lượng đường trong máu đối với những người bị bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia cho biết mỗi ngày nếu được bổ sung ít nhất khoảng 10mg đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm sự tái phát của ung thư vú đến 25% đấy.
Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Trong đậu hũ non chứa lượng canxi cần thiết tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh khi mất cân bằng mức độ estrogen trong cơ thể. Ăn đậu hũ có tác dụng làm giảm bớt các cơn nóng trong người, ngăn ngừa ung thư loãng xương và viêm khớp dạng thấp. Bởi vậy phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung các món ăn liên quan đến đậu hũ vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé.
Làm chậm quá trình lão hóa
Phụ nữ nếu ăn đâu hũ thường xuyên có khả năng làm chậm quá trình lão hóa. Đâu hũ non giúp giữ độ đàn hồi của da, căng cơ mặt, ngăn ngừa lão hóa da khá hiệu quả. Bạn có thể vừa ăn các món ăn chế biến từ đậu hũ; vừa sử dụng nó làm mặt nạ để dưỡng da đẹp hơn.
Ngăn ngừa rụng tóc
Các chuyên gia cũng cho biết rằng nếu ăn đâu hũ non thường xuyên cũng giúp tóc bạn được bổ sung một lượng protein đáng kể; giúp tóc luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa được chứng rụng tóc. Ngoài ra bạn nên ăn thêm củ khoai lang để giúp tóc đẹp, ngăn cháy nắng và suôn mượt hơn.
Dùng đậu hũ non đúng cách để phát huy tối đa tác dụng mà chúng ta mong muốn
1/ Một khi mở ra, khối đậu hũ cần phải được rửa sạch trước khi sử dụng. Phần còn lại có thể được ngâm trong nước và cất vào tủ lạnh. Lưu trữ theo cách này, đậu hũ có thể được giữ trong vòng một tuần; chỉ cần đảm bảo bạn thường xuyên thay nước. Đậu hũ cũng có thể được đông lạnh, giữ được tối đa năm tháng trong gói nguyên chưa khui.
2/ Khi chế biến đậu hũ non bạn không nên kết hợp với những thực phẩm như hành lá, thịt dê, trứng gà, mật ong, sữa bò, rau cải bó xôi. Vì sự kết hợp này sẽ sinh ra chất độc gây hại đến sức khỏe người.
3/ Thay vào đó, bạn có thể chế biến đậu hũ non với các thực phẩm như củ cải, cải thìa, bầu, lá hẹ, nấm hương, gừng. Những thực phẩm này khi kết hợp với nhau có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh khá hiệu quả đấy.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về việc sử dụng đậu hũ non. Thực phẩm nào cũng vậy cũng đều có mặt lợi và mặt hại. Quan trọng là người tiêu dùng sử dụng như thế nào để tận dụng được những công dụng có ích và giảm những tác hại của thực phẩm đối với sức khỏe. Vì thế, chúc các bạn có thể chế biến thật nhiều món ngon từ đậu hũ non này.